5 Chất liệu vải “sạch” sắp xuất hiện trong tủ đồ của bạn

bh88 gameLiên kết đăng nhập
Những chất liệu mới giúp ngành công nghiệp thời trang trở nên “sạch” hơn
Với sự phát triển của công nghệ, thời trang và môi trường đã bắt đầu có thể chung sống hoà bình dưới một mái nhà chung. Trong đó, sự xuất hiện của những loại vải thân thiện, bền vững mang đến nhiều hy vọng về một ngành thời trang “sạch hơn” trong tương lai. Có bao giờ bạn nghĩ đến việc chiếc áo mình đang mặc được làm từ nấm, chiếc túi mình mang đến từ xương rồng? Sau đây pagatex xin giới thiệu đến bạn 5 chất liệu vải có nguồn gốc “tình thương mến thương” với thiên nhiên và môi trường.

1. Cotton sạch

Cotton là chất liệu từ cây bông vải được sử dụng rất phổ biến trong ngành may mặc. Ngày nay, có đến một phần ba hàng dệt may được làm từ sợi cotton. Nhu cầu sử dụng khổng lồ dẫn đến diện tích trồng cây bông tăng lên không ngừng.

Việc làm này chiếm nhiều diện tích đất, đồng thời sử dụng rất nhiều nước và thuốc trừ sâu. Hậu quả là quá trình sản xuất cotton truyền thống gây hại nghiêm trọng đến môi trường, có thể dẫn đến mất cân bằng sinh học.
bh88 gameLiên kết đăng nhập
Quá trình sản xuất cotton sạch tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bền vững, nhằm góp phần bảo vệ môi trường
Galy – một startup công nghệ sinh đã thay đổi cục diện khi mang đến giải pháp cotton sạch bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào gốc. Thay vì sử dụng hạt giống hay các phương pháp truyền thống khác, đội ngũ Galy sẽ cắt một phần cây chứa nhiều tế bào gốc. Các tế bào này được nhân giống, nuôi dưỡng trong phòng thí nghiệm để cuối cùng phân hoá thành sợi vải. Ngoài không tốn đất, sản xuất cotton sạch không dùng hoá chất độc hại, chủ yếu sử dụng nước mưa thay vì nước bề mặt hay nước ngầm. Những thay đổi này giúp tiết kiệm đến 91% nước tưới và giảm 46% khí nhà kính. Với nhu cầu sử dụng các sản phẩm thời trang bền vững ngày càng tăng, cotton sạch được dự đoán sẽ ngày càng phổ biến hơn trong tương lai.

2. Da thuộc “vegan” làm từ nấm

Nấm không còn đơn thuần là một món ăn nữa mà đã được “biến hình” để trở thành giày dép và túi xách, thay thế cho da động vật. Mycotech và Bolt Threads là hai startup công nghệ sinh học nổi bật trong lĩnh vực dùng sợi nấm (mycelium) để tạo ra một chất liệu da mới mang tên Mylo. Da nấm khi sờ vào vẫn cho cảm giác mềm, dẻo và trông không khác gì da thuộc động vật. Điều tạo nên sự khác biệt là sợi nấm có thể được tái tạo vô hạn, thay vì nguồn da động vật có giới hạn.
bh88 gameLiên kết đăng nhập
Da nấm cũng mịn và dẻo dai không kém da động vật
Vải da làm từ sợi nấm không cần dùng đến PU, PVC hay bất kì loại hoá chất nào. Quy trình sản xuất tiêu thụ ít nước và thải ít carbon. Ngoài ra, da nấm còn mang tính nhân đạo cao do không có loài động vật nào phải “hi sinh” để con người mặc đẹp. Các “ông lớn” trong làng thời trang như Adidas, Stella McCartney, Lululemon và Kering (công ty mẹ của Gucci) đã hợp tác đầu tư hàng triệu đô la vào công ty Bold Threads. Mục tiêu của việc này là để nâng cao năng lực sản xuất da nấm, nhằm tạo ra một chuỗi cung ứng da thực vật, phục vụ cho mục đích thương mại.

3. Vải làm từ đá hoa (Marble)

Bạn đã bao giờ nghĩ rằng những vật liệu cứng như đá hoa cũng có thể dùng để biến thành một thước vải mềm mại? Hai nhà nghiên cứu Alice Zaredeschi và Francesca Pievani đã hợp tác với công ty vải nổi tiếng của Ý để cho ra “Marm\More”. Đây là chất liệu vải đầu tiên trên thế giới làm từ vải sợi nhỏ (microfilm) cùng hơn 50% bột đá hoa.
bh88 gameLiên kết đăng nhập

 4. Vải da làm từ lá dứa

Nói đến các chất liệu thời trang bền vững, không thể không nhắc đến Pinatex. Đây là một loại vải da thiên nhiên làm từ sợi lá dứa. Hằng năm, ước tính có khoảng 40.000 tấn lá dứa được thải ra môi trường, hầu hết sẽ được xử lý bằng cách đốt hoặc để phân huỷ tự nhiên. Thay vì lãng phí, chúng được tận dụng với một nhiệm vụ có ích hơn.

5. Vải da từ xương rồng

Một thành viên khác của gia đình chất liệu thời trang bền vững đó là vải da xương rồng. Nghe đến đây, chắc hẳn nhiều người sẽ hình dung đến một cái túi, một đôi giày hay một cái áo khoác gai góc đầy cá tính. Vậy vải da xương rồng có gì đặc biệt? Chắc chắn trong tương lai, ngành thời trang sẽ có thêm nhiều chất liệu xanh xuất hiện. Đây là cơ hội để người tiêu dùng “xanh hóa” tủ đồ của mình và góp phần bảo vệ thiên nhiên. Đồng thời, những chất liệu mới này cũng giúp ngành công nghiệp thời trang dần lấy lại thiện cảm sau một khoảng thời gian dài bị cho là kẻ tàn phá môi trường.